NGU VÀ LIỀU
Bạn đánh giá thế nào về bức hình này?
Tình huống 1:
Sao sếp mình ngu thế?
Thằng đó ngu vậy mà cũng làm sếp được, thật khó hiểu.
Tình huống 2:
Bạn có người bạn rất giỏi, làm việc cho công ty lớn, lương cao. Người bạn này có những kế hoạch khởi nghiệp thật chuyên nghiệp và hoành tráng nhưng chưa bao giờ được thực hiện.
Hoặc người bạn này đã nhiều lần khởi nghiệp, thất bại, quay lại làm công với mức lương cao ngất để tính lũy, khởi nghiệp. Vòng quay này liên tục tiếp diễn.
Những tình huống này nói lên điều gì?
Chip Health & Dan Health, tác giả quyển “Thay đổi” đã từng ví Cảm Xúc giống như con voi và Lý Trí như người quản tượng. Điểm yếu chí mạng của người quản tượng là khi suy nghĩ quá nhiều, anh ta có xu hướng dẫn con voi đi lòng vòng.
Lý giải điều này thật đơn giản. Càng học nhiều, bạn càng nhận thấy nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong các cơ hội mà người “ngu và liều” không nhận thấy. Điều này ngăn cản khả năng ra quyết định của bạn, và ngăn cản bạn theo đuổi cơ hội tới cùng bất chấp mọi nguồn lực ít ỏi, rủi ro lớn trong quá trình khởi nghiệp.
Có thể gọi hội chứng này là “Ngộ chữ” hay “Béo phì tri thức”
Nhưng Ngu quá thì rủi ro rất cao . Hãy giữ mình ở khoảng giữa (X) và khởi nghiệp, dần dần tiến về bên phải. Đừng chờ đợi quá lâu bạn nhé.
Nên nhớ, doanh nhân là người thiên cảm xúc, tức sử dụng não phải nhiều hơn não trái. Hãy giữ cho đầu óc của bạn còn mơ mộng và phi lý.
“Hãy cứ Ngu và liều” – “Stay Hungry, stay foolish” – Steve Jobs
Đăng nhận xét Blogger Facebook